CHIA SẺ

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

MUA CÂY CHÙM NGÂY GIỐNG Ở ĐÂU?

Cây Chùm Ngây Giống có thể được nhân giống bằng ba cách khác nhau: nhân giống bằng hạt, bằng cách giâm cành hoặc ủ củ. Đồng thời, Chùm Ngây cũng là giống cây phổ biến, dễ trồng dễ chăm sóc nên Bạn có thể dễ dàng tìm mua được cây giống, hạt giống trên thị trường.

Cây Chùm Ngây Giống

Cần mua hạt giống Cây Chùm Ngây

Nhân giống từ hạt là một trong những phương pháp đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng để có được Cây Giống Chùm Ngây. Ưu điểm của phương pháp này là giúp Bạn có được số lượng cây giống lớn, cây con có rễ vững chắc, ít tốn phân bón và công chăm sóc. Song, phương pháp này đòi hỏi Bạn cần có kỹ thuật ươm cây thì mới giúp cây nảy mầm và phát triển đồng đều.

Cần mua hạt giống Cây Chùm Ngây

Bạn có thể tìm mua hạt giống Cây Chùm Ngây tại các cửa hàng bán hạt giống rau và hoa. Bạn về ươm hạt theo hướng dẫn trên bao bì.

Tiêu chuẩn chọn Cây Giống Chùm Ngây

Cây Chùm Ngây khi mang đi trồng thường có nhiều loại kích thước khác nhau. Tuy nhiên, tối thiểu khi mang đi trồng cây phải đạt chiều cao từ 25-30cm, thân cây mập mạp, lá xanh tốt, không bị sâu bệnh.

Giá Cây Chùm Ngây Giống

Giá Cây Chùm Ngây Giống

Tùy vào số lượng mua và kích thước cây giống mà các nhà vườn thường có giá bán như sau: cây giống cao <20cm giá 8.000-10.000đ/cây, cây giống cao 20-30cm giá 15.000đ/cây, cây cao từ >40cm giá 20.000-30.000đ/cây.

Đặc biệt, Có những nhà vườn bán Cây Chùm Ngây với chiều cao từ 1,2m trở lên có giá từ 150.000-200.000đ/cây.

Quý khách hàng có nhu cầu mua Cây Chùm Ngây Giống với mọi loại kích thước và số lượng khác nhau, vui lòng liên hệ với Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn qua số Hotline: 0389667517 để được tư vấn và đặt mua cây.

CÁCH CHĂM SÓC CÂY CHÙM NGÂY XANH TỐT

Chùm Ngây một loại Cây Ăn Lá, Cây Dược Liệu quý lại khá dễ trồng, dễ chăm sóc không tốn nhiều phân bón. Tuy nhiên, để có được những Cây Chùm Ngây phát triển khỏe mạnh, đồng đều và cho lá để thu hoạch thì kỹ thuật chăm sóc rất quan trọng.

Cách chăm sóc Cây Chùm Ngây

Chăm sóc Cây Chùm Ngây giai đoạn cây non

Giai đoạn cây non được xác định từ khi hạt nảy mầm cho đến khi cây cao khoảng 15 – 20 cm. Lúc này, cây sống trong vườn ươm với điều kiện nhiệt độ khoảng 25 – 26o C, thoáng mát, nắng vừa phải.

Vì là cây sống trong điều kiện khô hạn nên đất ươm Cây Chùm Ngây phải nhỏ, tơi và không thấm nước. Do đó, thích hợp nhất là sử dụng loại đất trấu, xơ dừa: thoáng, xốp, không giữ nước.

Chăm sóc Cây Chùm Ngây giai đoạn cây non

Chăm sóc Cây Chùm Ngây giai đoạn trưởng thành

Giai đoạn trưởng thành được xác định từ lúc cây non cho đến lúc cây ra hoa lần đầu tiên. Khi ấy, cây được đem đi trồng ngoài trời, cũng sẽ phải thích nghi với sự thay đổi của khí hậu.

Giai đoạn này cây sinh trưởng nhanh về chiều cao, đường kính thân, tích lũy sinh khối cao nhất. Đây là thời gian thích hợp để tiến hành kiểm tra và trồng dặm ngay những cây bị chết. Đồng thời, chú ý làm cỏ vun gốc, tưới nước, bón phân định kỳ.

Chăm sóc Cây Chùm Ngây giai đoạn trưởng thành

Chăm sóc Cây Chùm Ngây ra hoa, kết quả

Thông thường, khoảng 6 – 8 tháng sau khi gieo trồng Cây Chùm Ngây, cây sẽ cho hoa. Hàng năm vào khoảng tháng 4-6 cây thường ra hoa mỗi năm một lần, mùa quả khoảng tháng 7 – 9. 

Bạn cần chăm sóc Cây Chùm Ngây định kỳ 2 lần/năm, công việc gồm: phát dọn thực bì, làm cỏ, bón phân, vun gốc cây rộng 1m và bón phân cho cây, chăm sóc lần 1 lượng phân bón 100gr- 200gr NPK/lần bón. Công việc bón phân cần bón liên tục trong 3 năm đầu.

TẠI SAO CÂY CHÙM NGÂY BỊ VÀNG LÁ

Cây Chùm Ngây bị vàng lá là một trong những vấn đề thường gặp phải khi trồng giống cây này. Tuy nhiên, Bạn cũng không nên quá lo ngại bởi Bạn hoàn toàn có thể phòng bệnh vàng lá cho cây rất đơn giản. Hơn nữa, khi phát hiện cây bị bệnh vàng lá Bạn cũng dễ dàng khắc phục nếu biết được nguyên nhân chính gây bệnh.


Tại sao Cây Chùm Ngây bị vàng lá

Nguyên nhân Cây Chùm Ngây bị vàng lá

Khi quan sát Cây Chùm Ngây, Bạn thấy cây bị vàng lá là do Cây Chùm Ngây không chịu được nước, nên rất có thể trong quá trình trồng Bạn không đáp ứng được nơi thoát nước cho cây.

Bên cạnh đó việc Bạn tưới quá nhiều nước khiến cây bị úng nước, lá đỗ vàng và ủng ngọn. Vì thế, lượng nước Bạn cần tưới cho cây là tưới đủ ẩm, vừa phải ngày 2 lần vào lúc buổi sáng và chiều mát.


Nguyên nhân Cây Chùm Ngây bị vàng lá

Cách phòng bệnh vàng lá cho Cây Chùm Ngây

Đất trồng: Cây phải được trồng trong đất tơi xốp, đất có độ ẩm vừa phải (không ướt quá cũng không quá khô) cây sẽ khó mọc rễ đâm chồi.

Ánh sáng: Nên trồng nơi không khí thoáng có nhiều ánh nắng mặt trời để cây sinh trưởng phát triển tốt, thân cây cứng cáp chịu được mưa và gió.


Cách phòng bệnh vàng lá cho Cây Chùm Ngây

Bảo vệ cây: Cây con mới trồng sức đề kháng còn yếu, vì thế nếu trời mưa gió nhiều phải có kế hoạch phòng chống cho cây chớ để cây bị ủng nước sẽ bị chết. Bạn phải dùng Cây Tre Nứa cứng chắc áp vào gần cây, dùng dây nylon buộc nhẹ vào thân cây để cây có chỗ dựa tránh cho cây khỏi bị gió làm ngã đổ.

Tưới nước: Bạn nên tưới cây vào sáng sớm hoặc chiều mát, tưới vừa đủ ẩm. Bạn có thể mua thêm phân bón hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho cây mau lớn.

Phòng trừ sâu bệnh khác: Trong quá trình trồng và chăm sóc lưu ý bắt các loại Sâu, Côn Trùng, Ốc Sên ăn lá bằng cách buổi tối soi đèn có thể dễ dàng bắt được chúng.

Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

TRỒNG CHÙM NGÂY TRONG THÙNG XỐP CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Chùm Ngây là một loại cây đa tác dụng, từ lá, thân, rễ của cây rau chùm ngây đều được dùng để nâng cao sức khỏe con người, làm đẹp… Vì thế, giống cây này đang được nhiều người dân ưa chuộng. Hiện nay, với kỹ thuật trồng Chùm Ngây trong thùng xốp vừa tiết kiệm được diện tích trồng, vừa giúp Bạn có Rau Chùm Ngây dùng quanh năm, chính là giải pháp cho những gia đình không có nhiều diện tích đất vẫn muốn trồng loại cây này.


Trồng Chùm Ngây trong xốp có được không

Chuẩn bị cây con giống, thùng xốp

Bạn có thể tự ươm Hạt Cây Chùm Ngây hoặc mua Cây Chùm Ngây Giống tại các vườn ươm cây giống gần nhà. Bạn nên lựa chọn những cây giống đủ ngày tuổi xuất vườn, cây đạt chiều cao 25-30cm thì tiến hành trồng vào thùng xốp. Ngoài ra, cây cần được giữ nguyên bầu không bị gẫy ngọn, dập lá hay có tình trạng sâu bệnh.


Chuẩn bị cây con giống, thùng xốp

Chuẩn bị những thùng xốp: Bạn cần đục vài lỗ dưới đáy để thoát nước, đổ đất vào. Đất trồng nên là đất pha cát trộn với xơ dừa hay trấu mục, phân hữu cơ theo tỷ lệ 60 – 30 – 10.

Cách trồng Chùm Ngây trong thùng xốp

Sau khi chuẩn bị thùng xốp với đất, Bạn cắt đáy rạch hai bên bầu của cây chùm ngây con đã ươm đặt vào thùng xốp để trồng, nén lớp đất xung quanh và trên mặt. Sau đó Bạn tưới nước đủ ẩm cho cây.


Cách trồng Chùm Ngây trong thùng xốp

Sau khi cây con mọc lên, Bạn tiếp tục tưới nước hàng ngày và cắm một que tre cao chừng 50 – 70 cm bên cạnh Cây Chùm Ngây con buộc dây lại để giữ cho cây không bị đổ khi tưới nước hay mưa gió to.

Với đặc tính chịu được hạn, ưa nắng, dù là đất xấu cũng dễ mọc, nên Cây Chùm Ngây có thể trồng quanh năm. Cây cũng rất dễ chăm sóc, nên Bạn có thể trồng vào các thùng xốp để có món rau xanh bổ dưỡng cho cả gia đình thưởng thức.

QUY TRÌNH TRỒNG CÂY CHÙM NGÂY

Chùm Ngây là một loại cây được đánh giá là dễ trồng, dễ chăm sóc, cây thích hợp trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau từ lạnh đến nóng đều được. Cây Chùm Ngây cũng không kén đất, không tốn nhiều công chăm sóc hoặc chi phí mua phân bón. Đây cũng là giống cây đa tác dụng, vừa có thể trồng trong vườn nhà làm cây ăn lá rất tốt cho sức khỏe, vừa trồng làm cây dược liệu quý bởi nó là vị thuốc nam rất tốt chữa được nhiều bệnh.


Quy trình trồng Cây Chùm Ngây

Trồng Chùm Ngây làm rau ăn hàng ngày

Mật độ trồng: Cây cách cây 1m, hàng cách hàng 1,5m. Người trồng cần chăm sóc đến khi cây cao khoảng 1m thì cắt đọt để cây ra nhiều nhánh hơn. Sau đó, cắt nhánh để cây ra càng nhiều nhánh hơn nữa giúp thu hoạch được nhiều rau hơn, non và xanh hơn, chất lượng tốt nhất. Nên tránh để cây mọc quá cao hoặc già quá.

Thời gian trồng: Thời gian trồng thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa ( tháng 6-8 hàng năm). Tránh trồng vào mùa khô sẽ khiến cây khó trồng và dễ chết.


Trồng Chùm Ngây làm rau ăn hàng ngày

Xử lý thực bì trước khi trồng: Bạn cần dọn sạch sẽ thực bì để hạn chế sâu bệnh hại cây và thuận lợi cho việc đào hố, với hố trồng đào theo kích thước 30x30x30 cm. Hố trồng cần đào trước 1 tháng và bón lót từ 2-3kg phân hữu cơ vào hố rồi lấp lại.

Cách trồng Cây Chùm Ngây: Bạn xới đều đất lên sau đó xé bỏ túi nilon bọc bầu cây và từ từ cho túi bầu vào giữa hố trồng đã đào. Bạn chú ý điều chỉnh cây cho đứng thẳng và lấp, san đất ở xung quanh. Bạn lấp đất theo hình nón để giúp cây tránh bị úng nước.

Trồng Chùm Ngây làm dược liệu

Trồng Cây Chùm Ngây làm dược liệu về cơ bản không khác nhiều so với việc trồng làm rau ăn lá. Tuy nhiên có một số điểm khác biệt Bạn cần lưu ý:

Cần trồng thưa ra một chút, cây cách cây 3m, hàng cách hàng 3m, hố trồng cũng đào to hơn 40x40cm. Đào hố trước 1 tháng vào bón phân nhiều hơn khoảng 3-4 kg phân hữu cơ sau đó cũng lấp hố lại.


Trồng Chùm Ngây làm dược liệu

Cần chú ý chăm sóc nhiều hơn đặc biệt là giai đoạn đầu cần rào kỹ, bảo vệ cây cẩn thận tránh bị gia súc, gia cầm phá hoại vì lúc này cây còn non, mềm, dễ bị gãy.

Vào mùa khô cần làm sạch cỏ dại, cỏ khô, cành lá khô để phòng cháy, đồng thời cần thường xuyên chú ý bón phân và xới đất quanh gốc cây giúp cây phát triển toàn diện.

CÂY CHÙM NGÂY CÓ DỄ TRỒNG KHÔNG?

Cây Chùm Ngây có lợi thế về mặt dinh dưỡng cao hơn nhiều so với những loại cây khác nên hiện nhiều gia đình chọn trồng làm cây rau ăn lá. Tuy nhiên, cũng còn khá nhiều người băn khoăn về việc trồng Chùm Ngây như thế nào, có người trồng cây bị bệnh, cây không lớn… Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn Bạn một số các kỹ thuật trồng Chùm Ngây đơn giản tại nhà.

Ngâm Hạt Giống Chùm Ngây để chuẩn bị cây con

Hạt Giống Chùm Ngây có bán ở nhiều cửa hàng hạt giống, vì thế, Bạn có thể mua hạt về tự ươm hoặc mua cây con ở những vườn ươm cây giống.

Nếu tự ươm cây con, Bạn cần ngâm Hạt Giống Cây Chùm Ngây trong nước ấm 24 giờ. Sau khi ngâm Hạt Cây Chùm Ngây, Bạn vớt ra trộn với cát và ủ trong bao tải, hoặc rơm rạ. Mỗi ngày Bạn tưới hạt ươm một lần, 3 – 6 ngày sau hạt nẩy mầm. Sau đó, Bạn đem Hạt Chùm Ngây ươm vào bao nhựa hoặc chậu nhựa chứa đất tơi xốp. Chậu nhựa cần được khoét lỗ rút nước, Bạn tưới nước vừa đủ ẩm và tránh sũng nước, 3 – 5 ngày tiếp theo cây sẽ nhú lên.


Ngâm Hạt Giống Chùm Ngây để chuẩn bị cây con

Sau khi nhú mầm, Bạn cần chăm sóc cho cây con đến khi cây cao 25-30cm thì mang trồng ngoài vườn hoặc trong thùng xốp…

Cách trồng Chùm Ngây

Kỹ thuật trồng Chùm Ngây cũng đơn giản không khác gì trồng những loại cây khác. Bạn cần đào lỗ để trồng cây con, lỗ đào rộng gấp đôi và sâu gấp đôi so với bầu cây, mỗi lỗ đào cách nhau từ 1,5m – 2m.


Cách trồng Chùm Ngây

Khi trồng, Bạn xé bỏ túi nilon đựng bầu cây, lưu ý không để phạm vào rễ cái. Đổ một lớp đất xốp trước khi đặt chậu hoặc bao nilon xuống, cuối cùng là phủ, nén lớp đất xốp xung quanh và mặt trên, giữ ẩm 2 – 3 tuần cây sẽ sống khoẻ, đến lúc đó không cần phải thường xuyên tưới nước nữa.

Chăm sóc và thu hoạch Cây Chùm Ngây

Giai đoạn cây con, Bạn cần chú ý bảo vệ cây. Bạn nên cắm cọc tre và cố định cây vào cọc để cây không bị gió xô đổ. Bạn chú ý không để gia súc, gia cầm vào khu vực trồng cây vì cây đang non, mềm dễ bị gãy và dẫm đạp hư cây. Hằng năm có kế hoạch làm cỏ, xới vun gốc và bón phân vi sinh, hữu cơ cho cây.


Chăm sóc và thu hoạch Cây Chùm Ngây

Thu hoạch lá: Cây Chùm Ngây sau khi trồng 3 tháng tuổi đã bắt đầu cho thu hoạch, cây cao 60-80cm bắt đầu cắt ngọn và mỗi tháng tiến hành tỉa cành thúc đẩy cây đâm chồi, chăm sóc bón phân. Sau 6 tháng tuổi, cây cao khoảng 2 mét, là thời gian bắt đầu thu hoạch chính, trung bình cây đã có thể cho 600g lá tươi /cây /tháng.

Thu củ và quả: Cây 5 năm tuổi sẽ có thể thu hoạch củ, mỗi cây cho từ 3 – 10kg củ lớn với giá trị cao. Quả già có thể phơi khô làm giống hoặc lấy hạt rang ăn như Lạc ( Đậu Phộng) cũng rất tốt.

CÂY CHÙM NGÂY CÓ MẤY LOẠI

Cây Chùm Ngây có tên khoa học là Moringa oleifera Lam, thuộc chi Chùm Ngây (Moringa Adans), họ Chùm ngây (Moringaceae R. Br. ex Dumort.), đã được biết đến và sử dụng cả nghìn năm nay ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ. Cây có nguồn gốc ở Bắc Ấn Độ, Pakistan, và Nepal.


Hoa Chùm Ngây

Cây Chùm ngây được phát hiện mọc hoang ở một số nơi như Phú Quốc, Kiên giang,…và đã được trồng từ lâu ở Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc,…Cây Chùm Ngây ngày càng được ứng dụng nhiều trong đời sống con người.

Phân loại Các Giống Chùm Ngây

Hiện tại thế giới đã phát hiện được 13 loại Chùm Ngây. Chúng được chia thành ba nhóm dựa vào hình dạng, nơi phân bố.

Nhóm 1: Cây lớn, thân phình giống bình chứa nước, hoa nhỏ, đối xứng tỏa tròn. Nhóm này thường phân bố ở Madagascar, Namibia, vùng cực Tây Nam Angola, Kenya và Ethiopia.


Quả Chùm Ngây

Nhóm 2: Cây có thân mảnh mai, hoa màu sáng, đối xứng song phương. Nhóm này được phân bố ở Ấn Độ, Hồng Hải, Ả rập, Horn of Africa.

Nhóm 3: Cây bụi, cây cỏ, hoa đối xứng song phương nhiều màu sắc. Nhóm này được phân bố ở Tây Bắc Kenya, Somali, Ethiopia.

Cây Chùm Ngây ở Việt Nam

Ở nước ta Giống Chùm Ngây được trồng phổ biến nhát là nhóm 2, giống chùm ngây có thân mảnh mai, hoa màu sáng, đối xứng song phương.


Cây Chùm Ngây ở Việt Nam

Chúng mọc hoang và được trồng phổ biến nhiều từ các tỉnh Quảng Ngãi trở vào Miền Nam. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây giống cây này được trồng nhiều ở các tỉnh Miền Bắc và được các gia đình đón nhận.

CÂY CHÙM NGÂY TRỊ BỆNH GÌ?

Cây Chùm Ngây hiện được trồng phổ biến rất rộng trên toàn thế giới. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng Chùm Ngây có tác dụng rất tốt với cơ thể con người, cây hỗ trợ điều trị các loại bệnh như: ngăn ngừa ung thư, cơ bắp, bệnh thái hóa, loãng xương, suy dinh dưỡng…


Lá Chùm Ngây

Giá trị dinh dưỡng của Cây Chùm Ngây

Nếu so sánh giá trị dinh dưỡng có trong Cây Chùm Ngây với một số thực phẩm khác, hàm lượng dinh dưỡng của Chùm Ngây cao hơn nhiều. Theo nguồn tin từ Trung tâm Sức khỏe toàn cầu Johns Hopkins, ĐH Johns Hopkins (Mỹ), Chùm Ngây có chứa đến 18 trên tổng số 22 acid amin cần thiết cho cơ thể.

Các bộ phận của cây như thân, lá, rễ… có chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, acid amin… Chẳng hạn như trong lá và hoa còn tươi có chứa hàm lượng K trong Chùm Ngây gấp hơn ba lần so với Quả Chuối Già. Lượng vitamin C cao gấp bảy lần so với lượng vitamin C có trong Quả Cam; lượng canxi gấp bốn lần và lượng protein gấp hai lần so với Sữa; cao hơn vitamin A trong Cà Rốt bốn lần… Do đó, Chùm Ngây tốt cho những người suy nhược cơ thể.


Giá trị dinh dưỡng của Cây Chùm Ngây

Chùm Ngây có tác dụng phòng chữa bệnh

Đối với sức khỏe con người thì Cây Chùm Ngây có tác dụng phòng bệnh là chủ yếu. Bởi trong các bộ phận của cây đều có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Giúp phòng ngừa ung thư, thoái hóa điểm vàng và xơ nang: Các nhà nghiên cứu đã tìm ra trong Lá Cây Chùm Ngây có đến 46 chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C và vitamin A. 2 loại vitamin này có hàm lượng cao trong cây, nó còn cao hơn một số loại trái cây khác. Với những chất chống oxy hóa quan trọng này sẽ giúp con người ngăn chặn, trung hòa các tác động tàn phá của gốc tự do. Từ đó, giúp bảo vệ con người khỏi bệnh ung thư và một số bệnh thoái hóa.


Chùm Ngây có tác dụng phòng chữa bệnh

Tốt cho cơ bắp, sụn, xương, da và máu: Lá của Cây Chùm Ngây rất giàu các axit amin. Lá có chứa 18 axit amin, trong đó có 8 axit amin thiết yếu (ISoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalaine, threonine, tryptohyan, valine) nên loài cây này chứa protein “Hoàn hảo’ và là một loại cây rất hiếm trong thế giới thực vật.

Phòng ngừa loãng xương: Trong Cây Chùm Ngây có chứa hàm lượng canxi, magie cao. Vì thế, Cây Chùm Ngây được lựa chọn là thực vật quý có tác dụng hỗ trợ giúp xương chắc khỏe. Vì vậy, Để giúp xương chắc khỏe mọi người có thể bổ sung dưỡng chất từ Cây Chùm Ngây bằng ăn rau, hoặc dùng rễ, thân để pha trà uống thường xuyên. Cây Chùm Ngây đặc biệt tốt cho những ai muốn phòng ngừa loãng xương, những bệnh về xương khớp.